top of page
  • Ảnh của tác giảAdmin

BÀ NÓI VẬY CŨNG ĐÚNG (P.2)

Đã cập nhật: 15 thg 7, 2021


Truyện ngắn của Tôn Cao Thiên


 

Truyện Ngắn: Bà Nói Vậy Cũng Đúng (Phần II)

Một năm sau….

Sau khi bị mất việc làm, Trí trở lại với Hội Thánh, thường xuyên đi thờ phượng và tham gia vào ban tráng niên của Hội Thánh. Ba tháng sau, Chúa cho Trí có công việc làm mới, từ đó Trí rất yêu mến Chúa và sốt sắng trong mọi công việc nhà Chúa.

Đời sống đức tin của Hạnh thì ngày càng sa sút, nhất là từ khi Hạnh quen bạn trai là một người ngoại. Hạnh không còn đi nhà thờ, không tham gia ban thanh niên, và luôn phản ứng rất tiêu cực mỗi khi ông Hòa hay Trí nhắc nhở Hạnh vể đức tin.

Dung thì đã vào đại học, tuy ở xa nhà, nhưng Dung cũng thường xuyên tranh thủ về thăm gia đình, nhất là vào những ngày lễ quan trọng trong Hội Thánh. Dung cũng tham gia hội Sinh viên Cơ-đốc tại UW; trong môi trường đại học, nhưng Dung cũng đã đưa được nhiều người bạn đến với Chúa Giê-su qua hội Sinh viên Cơ-đốc mà Dung đang là một thành viên.

Còn bà Hòa, sau vụ mấy căn nhà của bà tại Việt Nam bị chính quyền ủi sập thì bà trở nên gắt gỏng với mọi người trong nhà, nhất là đối với ông Hòa. Bà Hòa không còn đi nhà thờ và luôn lánh mặt mỗi khi có ai đó trong Hội Thánh đến thăm viếng. Bà luôn tìm mọi cách để gây gổ và kiện cáo ông Hòa, điều này khiến cho ông rất đau buồn.

Không biết có phải vì sự bất hòa giữa ông Hòa và vợ kéo dài xuốt một năm qua hay không? Nhưng sức khỏe của ông dạo này rất tệ; ông thường ho khan, đôi lúc cảm thấy đau nhói ở lòng ngực, ông không còn cảm thấy thèm ăn và xuống cân rất nhiều. Tuy sức khỏe của ông không tốt, nhưng ông vẫn thường xuyên đi cầu nguyện, hầu như ông không hề vắng mặt trong mọi buổi thờ phượng và các lớp học Kinh Thánh của Hội Thánh.

Trước đêm Giáng sinh…

Căn phòng không mở đèn, nhưng ánh sáng chớp tắt của những chiếc đèn Giáng sinh trên cây Nô-en làm cho căn phòng trở nên ảm đạm. Ông Hòa đang ngồi đọc Kinh Thánh trên chiếc ghế sofa trong phòng khách, nhưng có vẻ như ông đang chờ đợi một điều gì đó, cứ vài phút thì ông ngước mắt nhìn lên cái đồng hồ đang treo phía trên đầu cái TV trong phòng khách; lúc này mới có 4:30 chiều mà bên ngoài trời đã tối đen, và mưa pha lẫn với tuyết vẫn cứ rơi đều đều, vì đó căn bệnh cố hữu trong mùa đông của cái thành phố Olympia này. Ông Hòa đang nôn nóng chờ đợi Dung về để cùng đi dự lễ Giáng sinh với ông vào tối hôm nay. Đồng thời, ông cũng đang đợi cuộc gọi của bác sĩ Hương để cho biết về kết quả khám nghiệm sức khỏe của ông vào tuần trước. Nhưng thật ra, điều khiến ông phải bồn chồn chờ đợi nhiều nhất chính là bà Hòa, bởi vì cả ngày hôm nay, ông Hòa cứ suy đi nghĩ lại những câu nói mà ông đã xếp đặt trong đầu, mà ông sẽ nói với bà Hòa để mời bà đi dự lễ Giáng sinh với ông; mặc dầu bà Hòa đã không còn đi nhà thờ trong xuốt một năm qua, và bà rất gắt gỏng mỗi khi ông Hòa nói đến hai chữ Hội Thánh.

Ông Hòa đặt quyển Kinh Thánh trên đùi, và chăm chú nhìn những chiếc đèn giáng sinh đang chớp tắt trên cây thông, không biết ông đang suy nghĩ điều gì, nhưng gương mặt ông thoáng hiện lên một nét đâm chiêu sâu lắng. Bỗng nhiên, cơn ho lại kéo đến và đưa ông ra khỏi dòng suy tư của mình, hò hò…; Trí từ trên lầu bước xuống cùng với con trai là Thức, Trí tỏ ra quan tâm và hỏi: uhm, ba, ba có sao không? Mà sao lúc này con thấy ba hay ho quá vậy? tuy nói vậy, nhưng Trí có vẻ như không nhìn vào ông Hòa mà tiến thẳng đến chổ để giầy gần bên cửa chính, vừa nói Trí vừa cuối xuống mang giầy vào chân; ông Hòa cố gắng lắm mới cắt được cơn ho và trả lời: uhm, không sao đâu con, vì trời lạnh ba hay ho chút thôi. Trí trả lời: uhm, vậy chút nữa Dung nó về đưa ba đi, ba nhớ mang khăn choàng cho ấm nha, con phải đi trước để tổng dợt chương trình. Uhm, con đi đi, lái xe cẩn thận nha con, ông Hòa nói với theo. Trí vừa đóng cửa vừa trả lời: dạ, con biết rồi ba.

Trí vừa rời khỏi được vài giây thì Hạnh từ trên lầu đi xuống, Hạnh ăn mặc rất hở hang, tay cầm điện thoại, miệng thì luôn cười tình, thỉnh thoảng lại cười lớn tiếng, gương mặt thì tỏ vẻ sung sướng như đang được một ai đó khen tặng. Ông Hòa tưởng Hạnh cũng chuẩn bị để đi đến nhà thờ, điều này khiến lòng ông Hòa rất vui, bở ông nghĩ: ít ra thì đến ngày lễ quan trọng như hôm nay thì Hạnh cũng còn nhớ đến Chúa. Đợi Hạnh cúp phone này giờ, mà Hạnh cứ đi qua đi lại trong phòng và vẫn còn nói chuyện phone với ai đó, ông Hòa sốt ruột đành lên tiếng: Hạnh ah, đi nhà thờ, con ăn mặc cho kính đáo một chút nha con, trời cũng lạnh, con mặc thêm chiếc áo ngoài đi con. Miệng đang tươi cười, nghe ông Hòa nói vậy, Hạnh thay đổi nét mặt và gằn giọng trả lời với ông Hòa: Ba nói đúng đó, môi trường của nhà thờ không có thích hợp với con đâu, cho nên con không có đến đó đâu mà ba lo. Hạnh không cần đợi cho ông Hòa nói thêm câu nào thì liền đi như chạy đến bàn cầm lấy túi sách rồi bước vội ra cửa.

Khi Hạnh vừa đóng của lại, thì một làn hơi lạnh bay vào nhà khiến ông Hòa rùng mình vì cảm thấy ớn lạnh, ông cảm thấy như có một luồng điện chạy phía sau xương sống của mình. Cùng với cảm giác ớn lạnh là một cơn đau nhói nơi lòng ngực; chính câu trả lời của Hạnh như một thùng nước lạnh đã tạt vào ông Hòa. Ông đưa tay phải lên vò vò trên ngưc trái như cố đẩy cơn đau ra khỏi lòng ngực của mình. Vừa lúc đó thì: reng, reng, reng... ông Hòa đưa tay lấy chiếc điện thoại từ trong túi áo ra mà tay ông rung rung, nét mặt thì ẩn hiện nét gì đó pha lẫn giữa mừng và lo. Ông Hòa bấm vào nút trả lời, nhưng ông phải dừng lại vài giây để hít một hơi thật sâu rồi thở ra thật mạnh, giường như ông muốn được chuẩn bị sẵn sàng để nghe một tin tức quan trọng.

Alo, bên kia đầu dây; dạ có phải ông Hòa không? Tôi là bác sĩ Hương đây! Ông Hòa từ tốn, dạ, tôi đây thưa bác sĩ. Bên kia đầu dây im lặng trong vài giây, thưa bác, hôm nay bác cảm thấy thế nào? Ah, tôi vẫn vậy thưa bác sĩ! Bác có uống thuốc theo toa tôi đã cho bác hôm trước không? Dạ, có thưa bác sĩ.

Những câu hỏi dạo đầu này của bác sĩ khiến ông Hòa càng sốt ruột và lo lắng hơn, nên khi bác sĩ chưa kịp hỏi câu tiếp theo thì ông Hòa đã cắt ngang và hỏi: xin bác sĩ hãy cho tôi biết kết quả khám nghiệm sức khỏe của tôi thế nào rồi thưa bác sĩ?

Uhm hùm, bác hãy bình tỉnh và đừng quá xúc động sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, Dạ, tôi biết, tôi không sao đâu, bác sĩ cứ nói, ông Hòa trả lời bác sĩ Hương. Bên kia đầu dây, bác sĩ Hương trả lời ông Hòa chậm và rõ từng chữ một: Kết quả cho thấy, bác đã bị ung thư phổi ác tính thời kỳ cuối, đồng thời bác bị suy tim cấp tính.

Tuy ông Hòa đã có chuẩn bị tinh thần cho một điều tồi tệ nhất, nhưng ông không mong đợi một kết quả quá bi thảm như vậy! mặc dầu những chiếc đèn giáng sinh trên cây Nô-en vẫn chớp tắt, nhưng trước mắt ông giờ đây mọi thứ như tối đen.

Bác có câu hỏi gì không? Câu hỏi của bác sĩ Hương đã kéo ông Hòa trở lại với thực tại! Ông Hòa im lặng vài giây rồi lấy hết can đảm hỏi bác sĩ Hương: như vậy, tôi còn sống được bao lâu thưa bác sĩ? Uhm hum, theo sách vỡ thì có nhiều bệnh nhân vẫn sống đến ba tháng đó thưa bác, nhưng phép lạ cũng thường xảy ra đấy bác! Bác sĩ Hương nói như cố muốn trấn an bệnh nhân của mình. Vâng, cảm ơn bác sĩ, tôi tin vào phép lạ thưa bác sĩ. Hai chữ “phép lạ” của bác sĩ Hương đã kéo ông Hòa ra khỏi bóng tối của lo lắng và trở lại với ánh sáng của đức tin nơi Chúa Giê-su. Trước khi cúp máy, bác sĩ căn dặn: bác không được để bị xúc động về tâm lý, nếu có gì thì bác phải gọi 911, và nhớ đến tái khám vào tuần sau.

Sau khi nói cảm ơn và tạm biệt bác sĩ Hương. Ông Hòa vội vã đứng lên, đi đến bên chiếc bàn ăn, theo thói quen ông ngồi vào chiếc ghế mà ông vẫn thường ngồi mỗi ngày, ông vội vã đến nỗi quên mở đèn và cấm cúi viết điều gì đó trên một tờ giấy trắng.

Thình lình, cánh cửa chính bật mở, bà Hòa đã đi làm về; ông Hòa vội vã xếp tờ giấy đang viết dỡ vội đút vào túi áo. Bà Hòa thì không thấy mọi cử chỉ của ông Hòa, bởi vì bà không màng nhìn đến ông Hòa, bà đưa tay bật công tắc đền, và càm ràm: bộ ông bận đến nỗi không có thời gian để mở đèn lên hay sao? Bên trong, bên ngoài đều tối thui, không thấy đường thấy xá gì cả, chút nữa là tôi vấp té ở ngoài rồi! đi làm thì thôi, về đến nhà là bực cái mình.

Uhm, hum, ông Hòa lấy giọng bình tỉnh, và từ tốn hỏi: bà ăn cơm nha? tôi dọn cơm rồi tôi với bà cùng ăn chung; ông Hòa muốn tỏ ra tính quan trong nên nói tiếp: tôi cũng thấy đói nãy giờ nhưng chờ bà về rồi ăn luôn. Tuy nói vậy, nhưng ông Hòa biết rõ là mình đang nói dối, vì hiện tại ông không còn cảm thấy đói một chút nào. Bà Hòa trả lời: ai biểu ông chờ tôi làm cái gì? Có khi nào tôi ăn chung đâu mà ông chờ với đợi! Đi làm mệt, về nhà thấy mặt ông tôi không còn muốn ăn với uống cái gì hết! Bà Hòa nói tiếp: tôi tưởng ông đi nhà thờ rồi, để tôi về nhà môt mình cho nó yên tỉnh một chút, vậy mà! Bà Hòa bỏ dỡ câu nói! Ông Hòa rất mừng vì tự nhiên bà Hòa lại nhắc đến chuyện đi nhà thờ, cho nên ông nghĩ đây là cơ hội tốt để mời bà Hòa đi dự lễ Giáng sinh. Uhm hùm, thì tôi đợi bà về ăn chút gì rồi tôi với bà cùng đi nhà thờ luôn, thì bà cũng biết, Giáng sinh.., bà Hòa không đợi cho ông Hòa nói hết câu thì bà lớn tiếng: thôi đủ rồi, tôi mệt mỏi lắm, đừng có nói đến hai chữ nhà thờ với tôi, đừng có nói là Giáng sinh, cho dầu là đám tang của ông thì tôi cũng không có đến nhà thờ đâu cho ông hay. Nói đến đó, bà Hòa cầm cái túi xách, mở của đi ra ngoài, bà đóng cánh cửa lại thật mạnh như để trút sự tức giận lên nó, rồi bà phóng xe ra đường lao đi như muốn chạy trốn.

Ông Hòa đứng yên bên chiếc bàn ăn mà đôi dòng nước mắt rơi trên hai gò má, một luồng điện nóng chạy từ ngực trái của ông lên đến đỉnh đầu, hai hàm rằng ông như có một sợ dây đang siết chặt chúng lại với nhau, đôi mắt ông không còn thấy được ánh đèn đang chớp tắt trên cây Nô-en, một bóng đen bao phủ trước mắt ông, rồi ông ngã xuống trên sàn nhà.

Ba, ba, ba làm sao vậy? Dung vừa mở cửa bước vào nhà thì đã thấy ông Hòa nằm bất động trên sàn nhà. Dung dùng hai tay lắc mạnh cách tay ông Hòa và thét lớn tiếng, ba, tỉnh dậy đi ba, dù Dung đã cô gắng nhưng ông Hòa vẫn bất động. Một vài phút sau khi Dung gọi 911 thì xe cứu thương đã đến, Dung cùng đi với ông Hòa đến bệnh viện. Trong khi những người lính cứu thương đưa ông Hòa lên xe thì tờ giấy trong túi ông Hòa rớt ra trên sàn nhà.

Trong khi bác sĩ cách ly ông Hòa trong phòng cấp cứu, Dung đã gọi điện cho bà Hòa và Trí, nhưng không ai trả lời; bà Hòa thì thấy số phone của Dung, nhưng bà đang giận ông Hòa nên không trả lời, còn Trí không bắt điện thoại vì đang lo tổng dợt chương trình với mọi người tại nhà thờ.

Dung gọi cho Hạnh, khi điện thoại reo thì Hạnh cùng bạn trai đang láy xe đi chơi xa, Hạnh bắt điện thoại với vẻ bực bội, không đợi Dung lên tiếng; Hạnh nạt vào phone, em gọi chị làm gì? Chị đã nói là chị không có đi nhà thờ nhà thánh gì hết, ok? Đợi ít giây mà vẫn không thấy Dung trả lời, khiến Hạnh hơi tò mò nên không cúp máy ngay, alo, alo, sao em gọi mà không nói chuyện hả? Bên kia là tiếng của Dung rung rung khóc, em gọi cho má, cho anh Hai mà không được, chị ba ah, ba mình đang cấp cứu ở bệnh viện, không biết tánh mạng của ba có qua khỏi hay không, chị ba ah, nói đến đó, Dung òa khóc như một đứa bé đang ở giữa chợ bị lạc mất cha mẹ.

Láy xe đi một vòng, bà Hòa quay trở về, khi về đến nhà bà Hòa hơi ngạc nhiên vì một chiêc xe cứu hỏa cùng với vài người lính cứu hỏa vẫn còn đang ở trước sân nhà. Mở cửa bước vào nhà bà không thấy ai trong nhà, bà thở ra một hơi dài và cảm thấy hài lòng. Khi bước đến phòng ăn bà vô tình bà đạp lên tờ giấy đã rơi ra khỏi túi áo của ông Hòa khi nãy. Bà Hòa cuối xuống cầm tời giấy lên với giọng càm ràm: đó, vậy đó, làm sao mà biểu mình không bực mình, đi làm về mệt rồi mà đến rác mình cũng phải nhặt nữa. Bà Hòa tiến đến thùng rác, định quăng tờ giấy vào thùng rác, nhưng có một điều gì đó, khiến bà Hòa mở tờ giấy ra xem, bà ngạc nhiên nhận ra những dòng chữ của ông Hòa. Bà nghĩ là ông Hòa muốn nói gì đó với bà trước khi đi nhà thờ, nên bà tiến đến bên ghé, gồi xuống và đọc: “Mình ah! Khi em đọc những giòng chữ này thì có lẽ anh đã về với Chúa. Chiều nay, bác sĩ vừa cho biết là anh bị ung thư phổi cấp tính thời kỳ cuối, và anh bị hoại tim không còn cách chữa trị; bác sĩ cho biết, anh có thể ra đi bất cứ lúc nào.” Đọc đến đây, bà Hòa không còn tin vào mắt mình, vì bà biết tính ông Hòa rất nghiêm túc, ông không thể nào đùa với bà trong mấy việc như vầy. Bà Hòa liên tưởng đến chiếc xe cứu hỏa khi nảy ba thấy đậu trước sân nhà, và bà biết chuyện gì đã vừa xảy ra! Bà Hòa lấy hết bình tỉnh để đọc tiếp những dòng chữ còn lại của ông Hòa. Anh xin em hãy tha thứ cho anh, vì trong thời gian qua anh biết là em buồn và lo lắng nhiều, vậy mà anh không thể chia sẻ và an ủi được cho em. Anh mong rằng, khi anh ra đi thì em phải biết tự lo lắng cho mình; em có biết không? Anh lúc nào cũng rất yêu em, yêu như ngày mà chúng ta đã hẹn hò lần đầu tiên. Anh còn có nhiều điều muốn nói...

Bà Hòa quỳ sụp xuống sàn nhà, hai tay ôm chặt lá thư vào lòng, với hai dòng nước mắt, bà lẩm bẩm cầu nguyện: Chúa ơi! Con đã đã biết lỗi của con rồi, dầu chỉ một lần, con xin Ngài hãy cho con được gặp lại chồng con để con có thể cùng đi đến nhà thờ với ông ấy dù chỉ một lần thôi, Chúa ơi!

Vừa dứt lời cầu nguyện, cánh cửa bật mở ra, trước mắt bà là ông Hòa đang ngồi trên xe lăn, Trí, Hạnh, Dung, và Thức cháu bà đều có mặt. Bà Hòa vội đứng dậy, chạy đến nắm tay ông Hòa, cả hai không nói gì nhưng những giòng nước mắt đã nói thay tất cả.

Trong vài giây phút yên lặng, Dung vội lên tiếng giải thích: khi con vừa bước vào nhà thì thấy ba nằm bất động trên sàn nhà, con gọi 911.

Trí liền tiếp lời Dung: con đang ở nhà thờ thì Hạnh nó vào nói ba đang bị cấp cứu nên con và cháu Thức lập tức theo Hạnh vào bệnh viện.

Hạnh cũng lên tiếng: bác sĩ nói, ba bị đột quỵ, nếu em Dung không về kịp lúc thì ba đã…, Hạnh ngừng lại và cố gắng lắm mới không khóc thành tiếng. Hạnh nói tiếp: nhưng khi ba tỉnh lại thì ba yêu cầu cho ba được xuất viện để về đi dự lễ Giáng sinh, vì ba nói: “ba có chết cũng muốn được chết trong nhà thờ chứ không muốn chết trong bệnh viện.”

Trí tiếp lời Hạnh, và ba phải ký giấy nếu có chết thì không được thưa kiện, và họ mới cho con đưa ba về đây đó má.

Bà Hòa cầm tay ông Hòa và nói: thôi được rồi, tôi sẽ cùng đi đến nhà thờ với ông. Ông hãy coi như khi nãy tôi không có nói gì nha ông! Bà Hòa liếc yêu chồng và nói: ông đó, cái gì ông cũng muốn hơn tôi thì ông mới chịu.

Ông Hòa, với vẫn với nụ cười và câu nói cố hữu của ông. Nhưng câu nói của ông bây giờ không còn tròn trịa như ngày nào: uhm, bà... nói bậy... cũng đúng

Thức đứng yên lắng nghe nãy giờ mới lên tiếng: hay quá! như vậy minh đi mau lên, còn 30 phút nữa là đến giờ rồi đó bà nội. Và con tin là Chúa Giê-su sẽ chữa lành bệnh cho ông nội.

Ông Hòa cố gắng đưa tay lên chỉ vào Thức và nói từ chữ: chàu…. nói... bậy… cung……đúng!

40 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

BÀ NÓI VẬY CŨNG ĐÚNG (P.1)

Truyện ngắn của Tôn Cao Thiên Trên đường từ nhà thờ trở về nhà, ông Hòa nhớ lại những ngày Thanksgiving thật ấm áp và hạnh phúc, đó là...

HÃY CÒN CƠ HỘI

Truyên ngắn của Tôn Cao Thiên Hôm ấy, trời giữa trưa của mùa hè vùng Trung-Đông không khí thật oi bức khó chịu, mùi phân heo bốc lên nồng...

Opmerkingen


bottom of page