top of page

HƯƠNG DẪN CHUNG VỀ LUẬN ÁN TIÊN SĨ MỤC VỤ

A. CÁC BƯỚC CHUẨN BỊ

 

   I. Thời Điểm Bắt Đầu

 

Các Sinh viên khoa Tiến sĩ Mục vụ của C.B.T.S. có thể bắt đầu thực hiện luận án tốt nghiệp, nếu sinh viên đó đã hoàn tất môn học thứ năm trong số mười môn học của giáo trình Tiến sĩ.

 

   II. Mở Văn Phòng Nghiên Cứu Luận Án

 

 Các nghiên cứu sinh liên lạc với Mục sư Giám học để được mở một văn phòng nghiên cứu luận án.

   II. Chọn Giáo Sư Cố Vấn

 

Các nghiên cứu sinh (NCS) có thể tự chọn và xin hai (2) Giáo sư của Viện để làm Giáo sư Cố vấn cho mình. Một giáo sư cố vấn về hình thức, và một giáo sư cố vấn về nội dung.  

 

Giáo sư Cố vấn về hình thức, người sẽ giúp NCS biết cách trình bày luận án sao cho đúng quy cách của Viện. Ví dụ như: cách đánh số trang, (1,2,3... và I, II, III...), Thư mục, Footnotes, trích tư liệu, chuyển tiếp các chương, font size, font chữ, khi nào dùng chữ in đậm, chữ nghiêng...v.v.

 

Giáo sư Cố vấn về nội dung là Giáo sư chính, người có quyền chỉnh sửa, góp ý về nội dung của luận án, kể cả việc chỉnh sửa từ ngữ, văn phạm, chính tả...v.v.


Nếu muốn, các NCS có thể tìm thêm cho mình một giáo sư cố vấn bên ngoài, nhưng phải được Mục sư Giám học chấp thuận. Sau khi đã tìm được các giáo sư cố vấn thì NCS phải lập tức thông báo với Mục sư Giám học.

 

Các Giáo sư cố vấn của CBTS:
     1. Giáo sư Cao Hoàng Cung
     2. Giáo sư Huỳnh Ngọc Ẩn
     3. Giáo sư Võ Hồng Đào

     4. Giáo sư Văn Sáu

     5. Giáo sư Nguyễn Văn Nhanh

     6. Giáo sư Phạm Ngọc Huệ

     7. Giáo sư Nguyễn Nhật Tảo 
  

B. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN


   I. Trình Đề Tài (phải được sự chấp thuận của Giáo sư Cố vấn về nội dung và Mục sư Giám học)

Khi chọn đề tài cho luận án, các NCS phải đặc biệt quan tâm đến các vấn đề như: Sự mới lạ của đề tài (chưa ai nghiên cứu), tính cần thiết và quan trọng, tính khả thi khi áp dụng, và nó phải được giới hạn trong phạm vi vừa và đủ để nghiên cứu. Muốn gói ghém được các vấn đề trên, các NCS phải biết cách dùng từ ngữ sao cho thật thích hợp trong đề tài của mình. Sau khi đề tài được Giáo sư Cố vấn về nội dung và Mục sư Giám học chấp thuận thì các NCS bắt đầu tiến hành các bước kế tiếp.

   II. Trình Dàn Bài Chi Tiết (phải được sự góp ý và sự chấp thuận của Giáo sư Cố vấn về nội dung)

Dàn bài của luận án phải cụ thể: có bao nhiêu chương, mỗi chương có bao nhiêu đề cương, mỗi đề cương có bao nhiêu đề mục, và một đề mục có bao nhiêu tiểu mục…v.v. Phải đặc biệt quan tâm đến tính liên kết của các chương. Dàn bài phải làm sao cho GSCV thấy được “vấn đề nghiên cứu” được khai sáng cách “tiệm tiến” qua từng chương.


   III. Trình Nguồn Tư Liệu (phải được sự chấp thuận của Giáo sư Cố vấn về nội dung)

Tối thiểu là 50 tư liệu gồm: 30 sách, 10 báo/tạp chí, 10 website

Cách sách và báo/tạp chí tham khảo phải được xuất bản bởi một nhà xuất bản hợp pháp (không phải những sách sao chép hoặc sách điện tử không nguồn gốc), và không được cũ quá 10 năm. Nên dùng các website có tính đáng tin cậy như .edu, .gov, .com; không được dùng wikipedia, các bloggers, hay các trang cá nhân trên mạng xã hội.

Các NCS phải viết một đôi dòng giải thích lý do sử dụng cho mỗi tư liệu. Cho biết tư liệu đó có liên hệ thế nào với đề tài của luận án. Nghĩa là, phải có 50 lời giới thiệu cho 50 tư liệu mà các NCS sẽ sử dụng trong luận án của mình.

   IV. Trình "Bảo Vệ Luận Án" (phải được Giáo sư Cố vấn về nội dung chấp thuận)

 

Tối thiểu 5 trang dòng đôi

Khi trình “Bảo Vệ Luận Án” các NCS phải giải tỏa được các vấn đề như sau: 
    1. Bạn đã bắt đầu suy tư đề tài này từ bao giờ? Và tại sao?
    2. Tại sao bạn lại cho rằng đề tài này quan trọng và cần thiết?
    3. Vì sao bạn biết rằng đây là một đề tài mới và chưa có người nghiên cứu?
    4. Mục tiêu nghiên cứu đề tài này là gì? Hay, ích lợi của nó là gì?
    5. Lý do nào khiến bạn tin rằng đề tài nghiên cứu này sẽ khả thi khi áp dụng vào thực tế? 
    6. Những trở ngại và thuận lợi khi bạn nghiên cứu đề tài này là gì?
    7. Bằng cách nào để bạn vượt qua được những trở ngại và tận dụng những thuận lợi?

   V. Trình Cam Kết (ghi rõ thời gian và chiến lược để hoàn tất và được Giáo sư Cố vấn về nội dung chấp thuận)

Tiếp theo, các NCS phải trình tờ cam kết cho GSCV của Viện. Tờ cam kết này phải ghi rõ thời gian hoàn tất luận án. Lưu ý: Luận án hoàn chỉnh phải nộp vào cuối tháng 3; nghĩa là 3 tháng trước ngày tốt nghiệp là cuối tháng 6. Những luận án nào nộp sau tháng 3 sẽ phải đợi đến tháng 6 của năm sau mới được tốt nghiệp. 

Những vấn đề cần được ghi rõ về “thời gian tính” trong cam kết như sau:
     1. Thời điểm nào để hoàn tất dàn bài chi tiết?

     2. Thời điểm nào để hoàn tất việc thu thập tư liệu?
     3. Thời điểm nào để bắt đầu viết? dự trù viết bao nhiêu trang trong luận án?

     4. Một chương phải viết trong bao lâu? (NCS phải cho GSCV biết thời gian nộp bài của các chương, nếu có chậm

         trễ phải xin được thay đổi)
     5. Mỗi tuần phải viết bao nhiêu trang?
     6. Mỗi ngày phải đọc bao nhiêu trang sách tư liệu?
     7. Mất bao nhiêu thời gian để GSCV góp ý? (NCS phải liên lạc với GSCV để biết thời gian phúc đáp

         của GSCV cho mỗi chương là bao lâu).
     8. Mất bao nhiêu thời gian để NCS chỉnh sửa? (NCS phải cho GSCV biết bạn cần bao nhiêu thời gian để chỉnh

         sửa cho mỗi chương).

VI. Trình Từng Chương/Phần (Giáo sư Cố vấn về nội dung góp ý xong mới viết tiếp)

Như đã nói ở phần “Cam Kết”, Giáo sư cố vấn của NCS phải biết là NCS sẽ trình chương I, II, III…, vào thời gian nào, và Giáo sư cố sẽ cho NCS biết thời gian góp ý là bao lâu cho mỗi chương. Đồng thời, NCS cũng đã biết mình phải mất bao nhiêu thời gian để chỉnh sửa cho mỗi chương. Điều quan trọng là các NCS phải tuân thủ về yếu tố “thời gian tính”, hầu cho NCS có thể đi theo tiến trình như đã hoạch định.

VII. Trình Luận Án Hoàn Chỉnh (dài tối thiểu là 85 trang, nộp 3 tháng trước ngày lễ tốt nghiệp)

Sau khi đã hoàn tất bản thảo, các NCS có thể xin Giáo sư Cố vấn về nội dung giúp trình luận án chính thức cho ban Giáo sư chấm điểm. Sau đó NCS nộp luận án chính thức của mình tại: PHÒNG NGHIÊN CỨU LUẬN ÁN. Ban Giáo sư chấm điểm sẽ có thời gian là hai tháng để xem qua luận án, và sẽ thông báo kết quả chính thức cho các NCS vào bốn tuần lễ trước ngày lễ tốt nghiệp.

Lưu ý: Một khi Giáo sư Cố vấn về nội dung chuyển luận án hoàn chỉnh của NCS cho ban giáo sư chấm điểm thì luận án đó không được phép chỉnh sửa nữa.

Nội dung cho điểm của ban Giáo sư Viện như sau:
     1. Tính đặc thù              (10%)
     2. Tính khả thi               (10%)
     3. Tính cập thời             (10%)
     4. Tính nhất quán          (10%)
     5. Tính học thuật           (10%)
     6. Từ ngữ                       (10%)
     7. Văn phong                 (10%)
     8. Trình bày                   (10%)
     9. Tư liệu tham khảo     (10%)
     10.Nội dung                   (10%)
     Điểm để tốt nghiệp       (75%) 

 

Danh sách ban Giáo sư chấm điểm:

     1. Giáo sư Cao Hoàng Cung

     2. Giáo sư Huỳnh Ngọc Ẩn

     3. Giáo sư Nguyễn Văn Nhanh

     4. Giáo sư Phạm Ngọc Huệ, và Giáo sư Cố vấn về nội dung

Lưu ý: Luận án của các NCS sẽ được bốn (4) giáo sư chấm điểm là: Giáo sư Cung, Giáo sư Ẩn, Giáo sư Huệ, và Giáo sư Cố vấn về nội dung. Nếu NCS nào chọn một trong ba vị trong ban Giáo sư chấm điểm thì luận án của NCS đó chỉ được chấm điểm bởi ba (3) giáo sư.
 

C. NHẬN VĂN BẰNG TỐT NGHIỆP

 

Các NCS phải tham dự lễ tốt nghiệp trong các kỳ Hội thảo của Viện. Các NCS sẽ có ba mươi phút để phút trình luận án của mình trước Hội đồng Giáo sư và sinh viên.

 

Tất cả các NCS phải đóng $300.00 USD lệ phí tốt nghiệp (không ngoại trừ NCS đang là giáo sư Viện). Số lệ phí này sẽ được trả cho Giáo sư Cố vấn về nội dung $100.00, và Giáo sư Cố vấn về trình bày $100.00.


Ghi chú: Trước khi luận án được ban Giáo sư C.B.T.S. chấm điểm, nếu một phần hay toàn bộ luận án được sử dụng ở bên ngoài vì bất cứ hình thức và lý do nào, thì đề tài và luận án đó sẽ bị hủy bỏ. Sau khi luận án được chấm điểm thì bản quyền thuộc về Viện. 

bottom of page