Christ-Bible Theological Seminary
Thánh Kinh Thần Học Viện-Đấng Christ
Trang Bị Để Phục Vụ Chúa Jêsus Christ
Giáo Trình:
Giáo trình của Thánh Kinh Thần Học Viện-Đấng Christ được thiết kế dựa trên tính thiết thực, phù hợp, và hiệu quả; nhằm giúp sinh viên tiếp thu nguồn kiến thức về Kinh Thánh và thần học từ căn bản đến chuyên sâu. Sau khi tốt nghiệp sinh viên sẽ có đủ kỹ năng để trở nên một người hầu việc Chúa kết quả trong các chức vụ lãnh đạo, quản nhiệm, hay giáo sĩ tại các Hội Thánh địa phương.
Cao Đẳng Thần Học
· BB01-Phương Pháp Viết Khóa Luận
· BB02-Giáo Lý Căn Bản
· BB03-Thánh Kinh Nhập Môn
· BB04-Cựu Ước Lược Khảo I
· BB05-Tân Ước Lược Khảo I
· BB06-Phúc Âm Cộng Quan
· BB07-Sách Công Vụ Các Sứ Đồ
· BB08-Chứng Đạo Pháp
· BB09-Tổ Chức Một Nhóm Nhỏ
· BB10-Giảng Lý Thuyết
· BB26-Giảng Thực Hành
· 10 Môn Tự Chọn (xem mục G)
· 02 Lần Hội Thảo Tập Trung
Cử Nhân Thần Học (chưa học qua Cao Đẳng của C.B.T.S.)
· BB01-Phương Pháp Viết Khóa Luận
· BB02-Giáo Lý Căn Bản
· BB03-Thánh Kinh Nhập Môn
· BB04I-Cựu Ước Lược Khảo I
· BB04II-Cựu Ước Lược Khảo II
· BB05I-Tân Ước Lược Khảo I
· BB05II-Tân Ước Lược Khảo II
· BB06-Phúc Âm Cộng Quan
· BB07-Sách Công Vụ Các Sứ Đồ
· BB08-Chứng Đạo Pháp
· BB09-Tổ Chức Một Nhóm Nhỏ
· BB10-Giảng Lý Thuyết
· BB11-Lịch Sử Hội Thánh I
· BB11-Lịch Sử Hội Thánh II
· BB12-Thần Học Nhập Môn
· BB13-Thần Học Hệ Thống I
· BB14-Quản Trị Hội Thánh
· BB15-Thư Tín Mục Vụ
· BB16-Thư Tín Trong Tù
· BB17-Tăng Trưởng Tâm Linh
· BB26-Giảng Lý Thuyết
· 20 Môn Tự Chọn (xem mục G)
· 04 Lần Hội Thảo Tập Trung
Ghi chú: Những sinh viên Cử nhân Thần học đã có Cao đẳng Thần học với C.B.T.S. sẽ được trừ ra các môn đã học trong chương trình Cao đẳng Thần học)
*Sinh viên tốt nghiệp CNTH có thể đi thẳng lên CHTH.
Cao Học Mục Vụ (có Cử Nhân Thần Học)
· BB18-Phương Pháp Viết Khảo Luận
· BB19-Triết Học Nhập Môn
· BB20-Tâm Lý Học Nhập Môn
· BB21-Quản Trị Học
· BB22-Lãnh Đạo Học
· BB23-Chứng Đạo Học
· BB24-Thánh Linh Học
· BB13-Thần Học Hệ Thống II
· BB25-Tuyên Đạo Học (Pháp)
· BB26-Mục Vụ Tư Vấn
· BB26-Tuyên Đạo Học (Lớp Thực Hành)
· 10 Môn Tự Chọn (xem mục G)
. Luận Văn Tốt Nghiệp (50 trang)
· 02 Lần Hội Thảo Tập Trung
Cao Học Mục Vụ (có Cử Nhân Chuyên Khoa Bên Ngoài)
· BB18-Phương Pháp Viết Khảo Luận
· BB19-Triết Học Nhập Môn
· BB20-Tâm Lý Học Nhập Môn
· BB21-Quản Trị Học
· BB22-Lãnh Đạo Học
· BB23-Chứng Đạo Học
· BB24-Thánh Linh Học
· BB13-Thần Học Hệ Thống I
· BB13-Thần Học Hệ Thống II
· BB25-Tuyên Đạo Học (Pháp)
· BB26-Mục Vụ Tư Vấn
· BB26-Tuyên Đạo Học (Lớp Thực Hành)
· 15 Môn Tự Chọn (xem mục G)
· 02 Lần Hội Thảo Tập Trung
· Luận Văn Tốt Nghiệp (50 trang)
Ghi chú: Đối với sinh viên đã có Cử nhân Thần học với C.B.T.S. vẫn áp dụng giáo trình này, nhưng chỉ phải lấy 10 môn tự chọn (TC).
*Sinh viên tốt nghiệp CHMV phải hoàn tất TSMV rồi mới vào TSTH.
Cao Học Thần Học (có Cử Nhân Thần Học)
· BB13II-Thần Học Hệ Thống II
· BB18-Phương Pháp Viết Khảo Luận
· BB27-Thần Học Hội Nhập Văn Hóa
· BB28-Thần Học Á-châu
· BB29-Biện Giáo Học
· BB30-Ngũ Kinh
· BB31-Cách Sánh Đại Tiên Tri
· BB32-Các Sách Tiểu Tiên Tri
· BB33-Phương Pháp Giải Kinh
· BB25-Tuyên Đạo Học (Pháp)
· BB26-Tuyên Đạo Học (Lớp Thực Hành)
· 10 Môn Tự Chọn (xem mục G)
· 02 Lần Hội Thảo Tập Trung
· Luận Văn Tốt Nghiệp (70 trang)
*Sinh viên tốt nghiệp CHTH có thể đi thẳng lên Tiến Sĩ Thần Học
Cao Học Thần Học (có Cao Học Mục Vụ với C.B.T.S.)
· BB27-Thần Học Hội Nhập Văn Hóa
· BB28-Thần Học Á-châu
· BB29-Biện Giáo Học
· BB30-Ngũ Kinh
· BB31-Cách Sánh Đại Tiên Tri
· BB32-Các Sách Tiểu Tiên Tri
· BB33-Phương Pháp Giải Kinh
· BB34-Thần Học Tân Ước
· BB35-Thần Học Cựu Ước
· 02 Lần Hội Thảo Tập Trung
· Luận Văn Tốt Nghiệp (70 trang)
Tiến Sĩ Mục Vụ (Có Cao Học Mục Vụ hay Thần Học)
· BB36-Tiếng Hê-bơ-rơ (Hebrew) Căn Bản
· BB37-Tiếng Hy-lạp (Greek) Căn Bản
· BB38-Mục Vụ Trong Thời Đại Kỹ Thuật Số
· BB39-Kỷ Luật Trong Hội Thánh
· BB40-Hoạch Định Chiến Lược
· BB41-Thần Học Trong Công Việc Làm
· BB42-Lịch Sử Phấn Hưng Hội Thánh
· BB43-Khôi Phục Tấm Lòng Theo Hình Ảnh Đấng Christ
· BB44-Hướng Dẫn Trình Bày Luận Án
· BB45-Đạo Đức Người Hầu Việc Chúa
· 02 Lần Hội Thảo Tập Trung
· Luận Án Tốt Nghiệp (tối thiểu 100 trang)
Tiến Sĩ Thần Học (Phải Có Tiến Sĩ Mục Vụ)
BBA1-Thần Học Hệ Thống I
BBA2-Thần Học Hệ Thống II
BBA3-Thần Học Hệ Thống III
BBA4-Thần Học Hệ Thống IV
BBN1-Suy Tư Thần Học (Sinh viên tự viết bài phê bình thần học 30 trang)
BBN2-Logic Học
BBA5-Thống Kê Học hoặc Sư Phạm Học
BBA6-Cứu Thế Học
BBA7-Thần Học Cựu Ước
BBA8-Thần Học Tân Ước
* Nếu có Cao Học Thần Học sinh viên phải lấy thêm 05 (năm) Môn Tự Chọn (Các môn tự chọn phải liên hệ đến chủ đề thần học có trong các phân khoa khác)
02 Lần Hội Thảo Tập Trung
Luận án 200 Trang (các đề tài thuộc lĩnh vực thần học)
* Hướng dẫn về bài Phê Bình Thần Học: NCS phải học lại các môn Thần học I, II, III, và IV, sau đó chọn một vấn đề thần học nào mà NCS cho là cần phải phản biện với tác giả (sách giáo khoa), rồi viết ra sự phản biện của mình gồm ba phần: Trình bày lý do tại sao muốn phản biện (vấn đề đó), trưng dẫn những bất cập của vấn đề đó, và sau cùng là trình bày phần phản biện (cho là hợp lý) của NCS. (30 trang, phải có nhiều sách tham khảo). Nếu NCS không chọn hướng "phản biện" thì có thể hướng tán đồng.
Các Môn Học Tự Chọn (áp dụng cho tất cả các phân khoa)
· TC01-Phúc Âm Ma-thi-ơ
· TC02-Phúc Âm Mác
· TC03-Phúc Âm Lu-ca
· TC04-Phúc Âm Giăng
· TC05-Thư Rô-ma
· TC06-Các Sách Thi Ca
· TC07-Các Sách Lịch Sử
· TC08-Các Sách Phúc Âm
· TC09-Các Thư Tín
· TC10-Cơ Đốc Giáo Dục Nhập Môn
· TC11-Thần Học Ba-ngôi
· TC12-Tổ Chức và Lập Kế Hoạch
· TC13-Văn Chương Việt Nam
· TC14-Triết Học Đông Tây
· TC15-Thế Giới Thời Tân Ước
· TC16-Sự Thờ Phượng
· TC17-Sứ Điệp Cựu Ước
· TC18-Sứ Điệp Tân Ước
· TC19-Thuật Lãnh Đạo
· TC20-Tiếng Việt Thực Hành
· TC21-Thông Hiểu Kinh Thánh
· TC22-Thư Cô-rinh-tô I & II
· TC23-Cựu Ước Giảng Lược
· TC24-Dẫn Nhập Kinh Thánh
· TC25-Tìm Hiểu Kinh Thánh
· TC26-Hỏi Đáp Kinh Thánh
· TC27-Các Thư Tín Chung
· TC28-Khảo Cổ Học và Kinh Thánh
· TC29-Kinh Thánh Chỉ Nam
· TC30-Lịch Sử Cơ-đốc Giáo Tại Việt Nam
· TC31-Lịch Sử Tin Lành Tại Việt Nam
· TC32-Nguyên Tắc Đọc và Hiểu Kinh Thánh
· TC33-Những Điều Khó Hiểu Trong Kinh Thánh
· TC34-Khoa Học và Niềm Tin
· TC35-Các Trường Phái Phê Bình Kinh Thánh
· TC36-Phương Pháp Học Kinh Thánh
· TC37-Phương Pháp Nghiên Cứu Kinh Thánh
· TC38-Những Quy Luật Giải Nghĩa Kinh Thánh
· TC39-Đa-ni-ên và Khải Huyền
· TC40-Sách Sáng Thế Ký
· TC41-Thư Ga-la-ti
· TC42-Thư Ê-phê-sô
· TC43-Thư Tít
· TC44-Tự Điển Thần Học
· TC45-Chiến Trường Thuộc Linh
· TC46-Ân Tứ Chữa Lành
· TC47-Lược Sử Kinh Thánh
· TC48-Khai Mở Hội Thánh Mới
· TC49-Người Truyền Đạo
· TC50-Sách Châm Ngôn
· TC51-Triết Học của Ấn-độ Giáo
· TC52-Cơ-đốc Giáo Dục
· TC53-Cơ-đốc Học
· TC54-Nguyên Tắc Chứng Đạo
· TC55-Cơ-đốc Giáo Dục cho Thế Kỷ 21
· TC56-Nghệ Thuật Giảng và Dạy
· TC57-Địa Lý Sứ Thánh
· TC58-Lai Thế Học
· TC59-Đạo Đức Cơ Đốc
· TC60-Các Phong Tục Trong Kinh Thánh
· TC61-Lịch Sử Kinh Thánh
· TC62-Nghệ Thuật Nói Trước Công Chúng
· TC63-Thánh Linh Học
· TC64-Thiên Sứ Học
· TC65-Các Tôn Giáo
· TC66-Nhận Biết Sa-tan
· TC67-Môn Đồ Hóa (Huấn Luyện Môn Đồ)
· TC68-Truyền Giáo và Thăm Viếng
· TC69-Phúc Âm Ba Chiều
· TC70-Chăm Sóc Thiếu Nhi và Thanh Niên
· TC71-Công Tác Mục Sư
· TC72-Chức Vụ Chăn Bầy
· TC73-Sự Thờ Phượng
· TC74-Các Dân Tộc và Tín Ngưỡng
· TC75-Christ Học
· TC76-Tội Khiên Học
· TC77-Nhân Loại Học
· TC78-Đức Chúa Trời Luận
. TC79-Tăng Trưởng Tâm Linh
. TC80-Âm Nhạc Nhập Môn
. TC81-Thần Học Ê-sai
. TC82-Lịch Sử Tuyển Dân
Các Môn Nâng Cao Mục Vụ
· MS01-Giảng Thực Hành (Nâng Cao)
· MS02-Kỹ Năng Xử Lý Xung Đột
· MS03-Đạo Đức Mục Vụ (Nâng Cao)
· MS04-Mục Sư Chỉ Nam
· MS05-Xây Dựng Gia Đình Gương Mẫu
· Phải Có 06 Tháng Tập Sự Tại Một Hội Thánh Địa Phương
· Phải Làm 100 Câu Hỏi Khảo Vấn và Trả Lời Trước Hội Đồng Khảo Vấn
Ghi chú: Sau khi đã hoàn tất một trong các giáo trình (khoa) của VBI, tất cả các sinh viên đều được khuyến khích tình nguyện đăng ký giáo trình này, và sau khi đã hoàn tất sinh viên sẽ được cấp một Chứng chỉ Giảng dạy (Licence to Preach) hiệu lục 2 (hai) năm, cùng một Chứng chỉ Thẩm định Mục vụ (Certificate of Pastoral Qualification).
Hướng Dẫn Trình Bày Luận Án
Các Sinh viên khoa Tiến Sĩ Mục Vụ của C.B.T.S. có thể bắt đầu thực hiện luận án tốt nghiệp, nếu sinh viên đó đã hoàn tất môn học thứ năm trong số mười môn học của giáo trình Tiến sĩ. Liên lạc với Mục sư Giám học để được mở một văn phòng nghiên cứu luận án.
Các nghiên cứu sinh (NCS) có thể tự chọn và xin hai (2) Giáo sư của Viện để làm Giáo sư Cố vấn cho mình. Một giáo sư cố vấn về hình thức, và một giáo sư cố vấn về nội dung. Giáo sư Cố vấn về hình thức, người sẽ giúp NCS biết cách trình bày luận án sao cho đúng quy cách của Viện. Giáo sư Cố vấn về nội dung là Giáo sư chính, người có quyền chấp thuận, chỉnh sửa, góp ý về nội dung của luận án. Nếu muốn, các NCS có thể tìm thêm cho mình một giáo sư cố vấn bên ngoài, nhưng phải được Mục sư Giám học chấp thuận. Sau khi đã tìm được các giáo sư cố vấn thì NCS phải lập tức thông báo với Mục sư Giám học.
Khi chọn đề tài cho luận án, các NCS phải đặc biệt quan tâm đến các vấn đề như: Sự mới lạ của đề tài (chưa ai nghiên cứu), tính cần thiết và quan trọng, tính khả thi khi áp dụng, và nó phải được giới hạn trong phạm vi vừa và đủ để nghiên cứu. Muốn gói ghém được các vấn đề trên, các NCS phải biết cách dùng từ ngữ sao cho thật thích hợp trong đề tài của mình. Sau khi đề tài được Giáo sư Cố vấn về nội dung và Mục sư Giám học chấp thuận thì các NCS bắt đầu tiến hành các bước kế tiếp.
Dàn bài của luận án phải cụ thể: có bao nhiêu chương, mỗi chương có bao nhiêu đề cương, mỗi đề cương có bao nhiêu đề mục, và một đề mục có bao nhiêu tiểu mục…v.v. Phải đặc biệt quan tâm đến tính liên kết của các chương. Dàn bài phải làm sao cho GSCV thấy được “vấn đề nghiên cứu” được khai sáng cách “tiệm tiến” qua từng chương.
Cách sách và báo/tạp chí tham khảo phải được xuất bản bởi một nhà xuất bản hợp pháp (không phải những sách sao chép hoặc sách điện tử không nguồn gốc), và không được cũ quá 10 năm. Nên dùng các website có tính đáng tin cậy như .edu, .gov, .com; không được dùng wikipedia, các bloggers, hay các trang cá nhân trên mạng xã hội.
Các NCS phải viết một đôi dòng giải thích lý do sử dụng cho mỗi tư liệu. Cho biết tư liệu đó có liên hệ thế nào với đề tài của luận án. Nghĩa là, phải có 50 lời giới thiệu cho 50 tư liệu mà các NCS sẽ sử dụng trong luận án của mình.
Khi trình “Bảo Vệ Luận Án” các NCS phải giải tỏa được các vấn đề như sau:
1. Bạn đã bắt đầu suy tư đề tài này từ bao giờ? Và tại sao?
2. Tại sao bạn lại cho rằng đề tài này quan trọng và cần thiết?
3. Vì sao bạn biết rằng đây là một đề tài mới và chưa có người nghiên cứu?
4. Mục tiêu nghiên cứu đề tài này là gì? Hay, ích lợi của nó là gi?
5. Lý do nào khiến bạn tin rằng đề tài nghiên cứu này sẽ khả thi khi áp dụng vào thực tế?
6. Những trở ngại và thuận lợi khi bạn nghiên cứu đề tài này là gì?
7. Bằng cách nào để bạn vượt qua được những trở ngại và tận dụng những thuận lợi?
Tiếp theo, các NCS phải trình tờ cam kết cho GSCV của Viện. Tờ cam kết này phải ghi rõ thời gian hoàn tất luận án. Lưu ý: Luận án hoàn chỉnh phải nộp vào cuối tháng 3; nghĩa là 3-4 tháng trước ngày tốt nghiệp là cuối tháng 7. Những luận án nào nộp sau tháng 3 sẽ phải đợi đến tháng 7 của năm sau mới được tốt nghiệp.
Những vấn đề cần được ghi rõ về “thời gian tính” trong cam kết như sau:
1. Thời điểm nào để hoàn tất dàn bài chi tiết?
2. Thời điểm nào để hoàn tất việc thu thập tư liệu?
3. Thời điểm nào để bắt đầu viết? dự trù viết bao nhiêu trang trong luận án?
4. Một chương phải viết trong bao lâu? (NCS phải cho GSCV biết thời gian nộp bài của các chương, nếu có chậm trễ phải xin được thay đổi)
5. Mỗi tuần phải viết bao nhiêu trang?
6. Mỗi ngày phải đọc bao nhiêu trang sách tư liệu?
7. Mất bao nhiêu thời gian để GSCV góp ý? (NCS phải liên lạc với GSCV để biết thời gian phúc đáp của GSCV cho mỗi chương là bao lâu).
8. Mất bao nhiêu thời gian để NCS chỉnh sửa? (NCS phải cho GSCV biết bạn cần bao nhiêu thời gian để chỉnh sửa cho mỗi chương).
Như đã nói ở phần “Cam Kết”, Giáo sư cố vấn của NCS phải biết là NCS sẽ trình chương I, II, III…, vào thời gian nào, và Giáo sư cố sẽ cho NCS biết thời gian góp ý là bao lâu cho mỗi chương. Đồng thời, NCS cũng đã biết mình phải mất bao nhiêu thời gian để chỉnh sửa cho mỗi chương. Điều quan trọng là các NCS phải tuân thủ về yếu tố “thời gian tính”, hầu cho NCS có thể đi theo tiến trình như đã hoạch định.
Sau khi đã hoàn tất bản thảo, các NCS có thể xin Giáo sư Cố vấn về nội dung giúp trình luận án chính thức cho ban Giáo sư chấm điểm. Sau đó NCS nộp luận án chính thức của mình tại: PHÒNG NGHIÊN CỨU LUẬN ÁN. Ban Giáo sư chấm điểm sẽ có thời gian là hai tháng để xem qua luận án, và sẽ thông báo kết quả chính thức cho các NCS vào bốn tuần lễ trước ngày lễ tốt nghiệp.
Lưu ý: Một khi Giáo sư Cố vấn về nội dung chuyển luận án hoàn chỉnh của NCS cho ban giáo sư chấm điểm thì luận án đó không được phép chỉnh sửa nữa.
Nội dung cho điểm của ban Giáo sư C.B.T.S. như sau:
01. Tính đặc thù (10%)
02. Tính khả thi (10%)
03. Tính cập thời (10%)
04. Tính nhất quán (10%)
05. Tính học thuật (10%)
06. Từ ngữ (10%)
07. Văn phong (10%)
08. Trình bày (10%)
09. Tư liệu tham khảo (10%)
10. Nội dung (10%)
Điểm để tốt nghiệp (75%)
Các NCS phải tham dự lễ tốt nghiệp trong các kỳ Hội thảo của C.B.T.S., các NCS sẽ có ba mươi phút để phút trình luận án của mình trước Hội đồng Giáo sư và sinh viên.
Tất cả các NCS phải đóng $300.00 USD lệ phí tốt nghiệp (không ngoại trừ NCS đang là giáo sư của C.B.T.S.). Số lệ phí này sẽ được trả cho Giáo sư Cố vấn về nội dung $200.00, và Giáo sư Cố vấn về trình bày $100.00.
Ghi chú: Trước khi luận án được ban Giáo sư VBI chấm điểm, nếu một phần hay toàn bộ luận án được sử dụng ở bên ngoài vì bất cứ hình thức và lý do nào, thì đề tài và luận án đó sẽ bị hủy bỏ. Sau khi luận án được chấm điểm thì bản quyền thuộc về C.B.T.S.