Christ-Bible Theological Seminary
Thánh Kinh Thần Học Viện-Đấng Christ

Trang Bị Để Phục Vụ Chúa Jêsus Christ
HÃY CÒN CƠ HÔI
(BẤM VÀO XEM)
Đã cập nhật: 14 thg 7, 2021
Truyên ngắn của Tôn Cao Thiên
Hôm ấy, trời giữa trưa của mùa hè vùng Trung-Đông không khí thật oi bức khó chịu, mùi phân heo bốc lên nồng nặc làm kích thích đàn rùi xanh rủ nhau bay về mỗi lúc một nhiều, Si-môn từ sáng đến giờ không nghỉ tay mà vẫn chưa tắm hết được cho một phần tư đàn heo, thế mà nó chưa có một chút gi để bỏ vào bụng, nó mệt mỏi lê đôi chân bủn rủn tìm đến bóng mát của một cây chà-là gần bên giếng nước để ngồi nghỉ mệt. Trong lúc đang đói bụng và mệt lả thì Si-môn thấy thằng bạn A-bên đang chạy đến chỗ nó ngồi hai tay ôm lấy một vật gì đó trong vạt áo của nó. Khi đã đến gần bên Si-môn, A-bên nét mặt hớn hở nhưng đầy vẻ bí mật, nó ngồi xuống bên cạnh Si-môn và nói nhỏ cho thằng Si-môn vừa đủ nghe: anh Si-môn, khi nãy ông chủ bảo tôi mang mớ đậu bị thiêu ra cho heo ăn, và tôi đã nhanh tay giấu lại một ít, anh hãy ăn một ít đi cho đỡ đói. Si-môn không kịp nói lời cảm ơn, nó liền đưa tay nạm lấy một nắm bỏ vào miệng ăn ngấu nghiến như một con heo đang đói. A-bên nhìn cách ăn của thằng Si-môn và cuời thầm trong bụng rồi nó lên tiếng: anh Si-môn biết không? nhiêu khi tôi cảm thấy cảm ơn Thượng Đế vì Ngài không cho tôi được cao to giống như anh; Si-môn nghe bạn mình nói vậy thì miệng nó ngừng nhai với nét mặt tò mò và hỏi lại A-bên: tại sao anh nói vậy? A-bên chậm rãi trả lời bạn: tại vì, anh to con nên cơ thể anh cần nhiều thức ăn, còn tôi nhỏ con nên tôi chịu đó giỏi hơn anh, thấy anh ăn giống…, thằng A-bên nói đến đó thì ngừng lại; thằng Si-môn nuốt vội mớ đậu thiêu trong miệng rồi hỏi lại, anh, nói tôi giống gì hả? thì, thì giống mấy con heo, thằng A-bên trả lời. Vừa nói đến đó thì cả hai đứa Si-môn và A-bên đều đứng bật dậy như đang ngồi trúng gai nhọn; lúc này phía trước mặt hai đứa là tên quản gia to con với cái bụng bự và nuớc da ngâm ngâm trông như một con hà mã, hắn ta đang cầm cái roi đánh heo trong tay. Hắn ta nhìn A-bên và nói: mầy sai rồi A-bên, đúng ra mầy phải trách Thượng Đế của mầy vì đã cho mầy một thân hình bé nhỏ như vậy, bởi vì mầy sẽ không chịu được cái roi này của tao đâu; thì ra nãy giờ tên quản gia đã nghe hết câu chuyện của hai đứa ở đợ, hắn nói tiếp, tại sao mầy dám ăn cắp đậu của heo ra đây ăn hả? Tên quản gia đưa chân đá văng mớ đậu thối trên tay của thằng A-bên và cầm roi quất túi bụi vào mặt, vào lưng của nó cách không thương tiếc; thằng Si-môn thấy vậy chạy đến chen lưng vào đỡ đòn thế cho bạn, nó liền bị quất mấy roi vào lưng rướm máu. Tên quản gia thấy thằng Si-môn đỡ đòn thế cho bạn thì thôi không đánh nữa. Si-môn quay lại nhìn tên quản gia và nói như van xin: anh hãy vì tình bạn của hai chúng ta trước đây mà tha cho anh A-bên. Khi nghe đến hai chữa “tình bạn” thì tên quản gia lại nổi nóng và chỉ cây roi vào mặt Si-môn mắng: ai là bạn của mầy hả thằng chăn heo kia? nói đoạn, hắn quất roi vào mặt Si-môn túi bụi và đưa chân đá vào bụng làm Si-môn đau đến nỗi phải té quỵ xuống đất.
Khi tên quản gia đã đi rồi, Si-môn mới cố gắng lấy chút sức lực còn lại cùng với sự giúp sức của A-bên để ngồi dậy. Sau khi cả hai đã lấy lại được sự bình tĩnh, thằng A-bên với nét mặt buồn rầu và tự trách: hình như ai liên hệ đến tôi đều bị họa lây. Nghe bạn nói vậy, thằng Si-môn liền đỡ lời, sao anh lại nói vậy, anh là một người tốt. Nghe thằng Si-môn nói như vậy A-bên nó càng có vẽ buồn hơn và tỏ ra khó chịu. Thấy thái độ của thằng A-bên bất thường, Simon vội nói: nếu tôi có nói gì sai xin anh hãy bỏ qua cho tôi nhé. Thằng A-bên im lặng mốt chút rồi trả lời: không phải, anh không có nói gì sai cả; Si-môn hỏi tiếp: chúng ta là bạn làm việc chung đã lâu mà tôi không biết vì hoàn cảnh nào mà anh đã đến đây? có phải anh có tâm sự gì mà không muốn nói không? A-bên im lặng một lúc rồi trả lời: thật ra tôi không phải là người ở xứ này, tôi đến từ xứ Pha-léc-tin, tôi là người Giu-đa, tôi từng có gia đình và vợ con, tôi có một người mẹ rất thương yêu tôi, cuộc đời của bà rất nhiều đau khổ, bà đã hy sinh rất nhiều để nuôi tôi khôn lớn và thành đạt, khi tôi có đứa con trai đầu lòng thì mẹ tôi về ở với chúng tôi, bà giúp lo cho con tôi và mọi việc trong nhà; nói đến đó, A-bên bèn dừng lại, hai mắt ươn ướt nước mắt và nói tiếp, con trai tôi cũng rất quý bà nội của nó. Nhưng, vợ tôi không hài lòng với việc mẹ tôi sống trong nhà và thường hay than phiền về mẹ tôi với tôi; vì muốn làm vợ tôi vui lòng nên tôi tỏ ra gay gắt với mẹ tôi cách vô lý, mẹ tôi rất buồn nhưng bà vẫn chịu đựng; một ngày kia vợ tôi xúc phạm mẹ tôi ở trong đền thờ làm bà rất buồn, nhưng khi về đến nhà thì tôi lại bênh vực vợ tôi và mắng mẹ tôi là tại sao lại gây chuyện trong đền thờ rồi tôi đã đuổi bà ra khỏi nhà. Nói đến đó, A-bên dừng lại và đưa tay lau hai dòng nước mắt trên gò má.
Nãy giờ nghe nghe câu chuyện của thằng bạn mà Si-môn như ngồi trên gai nhọn, nó cảm thấy từng lới nói của thằng bạn là những cây gai nhọn đang châm vào lòng mình. Si-môn lên tiếng hỏi: vậy tại sao anh không đến xin lỗi mẹ của anh? A-bên quẹt ngan dòng nước mắt và trả lời: không, đã không còn cơ hội nữa. Si-môn trả lời bạn nghe rất triết lý, tại sao không, tôi nghĩ mẹ anh sẽ tha thứ cho anh, không có người mẹ nào giận con mãi đâu. A-bên ngẩn đầu lên, nhìn thẳng vào mặt Si-môn và nói tiếp, anh biết không? khi me tôi rời khỏi nhà tôi thì chứng bệnh đau tim của bà càng nặng thêm vì quá tổn thương do tôi gây ra và phải sống một mình không nơi nương tựa; tôi được tin bà bị bệnh nhưng không quan tâm gì đến bà; A-bên nói tiếp: anh biết là sau khi mẹ tôi rời khỏi nhà chúng tôi thì con trai tôi rất nhớ bà nội nên khóc và không chịu ăn, một hôm người vú nuôi vì quá bực bội và lỡ tay làm rớt cháu từ trên lầu xuống đất và cháu đã… A-bên dừng lại và ôm mặt khóc như một đứa trẻ. Thấy vậy, thằng Si-môn vỗ vai bạn và an ủi, tôi xin chia buồn với anh, anh A-bên, anh đừng buồn vì chuyện cũng đã qua rồi. Aben lại nất lên và nói tiếp, anh biết không? khi mẹ tôi nghe tin đó, vì quá thương cháu nội và bà đã đứng tim và qua đời.
Bầu không khí đang oi bức giờ lại càng trở nên nặng nề đến khó thở, A-bên như lấy lại được thăng bằng và nói tiếp: cũng từ ngày con trai và mẹ của tôi ra đi thì vợ chồng tôi luôn gây gổ, và cuối cùng thì vợ tôi chủ động rời bỏ tôi, vì quá buồn chán nên tôi bỏ bê công việc và sau đó tôi bị đuổi việc, nhà cửa bị tịch thu, và tôi phải rời bỏ quê hương đến đây. Nói đến đây, A-bên chồm dậy nắm lấy áo của thằng bạn và nói trong sự thống hối tột cùng: anh biết không? hậu quả của tôi ngày hôm nay là vì tôi đã phạm Điều răn thư năm của Chúa tôi, tôi đã không hiếu kính mẹ tôi, và tôi đã gián tiếp giết chết mẹ tôi đó anh Si-môn àh. A-bên từ từ bỏ áo của Si-môn ra và nói: có lẽ anh không hiểu đâu, đối với người Giu-đa chúng tôi thì hiếu kính cha mẹ là một điều răn không thể vi phạm, vậy mà chính tôi đã gián tiếp giết chết mẹ tôi; tôi là một kẻ có tội, nói đến đó thì A-bên gục mặt xuống đất: ôi, Chúa ơi, xin Chúa hãy tha tội cho con.. nó ôm mặt khóc trong sự thống hối.
Đến lúc này thì Simon không thể chịu đựng được nữa nên đưa tay đỡ bạn ngồi dậy và nói như cũng muốn thú tội: anh đã lầm, tôi hoàn toàn hiểu được những gì mà anh đang cảm nhận, vì chính tôi cũng là một người Giu-đa và chính tôi cũng là người đã vi phạm điều răn của Chúa. Anh có biết không? Mẹ tôi mất sớm; Tôi vẫn còn nhớ rất rõ, cha tôi thường kể cho tôi nghe những câu chuyện về các thánh tổ trước khi tôi đi vào giấc ngủ, có những mùa đông ông phải chịu lạnh vì nhường cái mền long thú của ông cho tôi để tôi đủ ấm. Vậy mà cách đây không lâu, tôi đã làm cha tôi đau lòng. A-bên đã ngừng khóc và lắng nghe Si-môn nói trong sự ngạt nhiên. Si-môn nói tiếp: vì nhiều lần tôi đòi chia gia tài để đi làm ăn nhưng không được cha tôi cho phép, hôm đó tôi đã rất giận cha tôi và nói với ông, “con ước gì cha chết đi bây giờ để con lấy phần gia tài của con và sống theo cách riêng của con, con quá chán ghét cuộc sống với những con chiên này rồi.” Từ khi tôi nói điều đó thì cha không đã không nói, không ăn trong ba ngày, và cuối cùng thì ông hỏi tôi muốn lấy điều gì? tôi liền nói, con muốn lấy tất cả vàng bạc và tiền mặt, còn ruộng vườn, chiên, bò thì của anh hai. Thằng Si-môn dừng lại một lúc rồi nói tiếp, anh có biết không A-bên? khi tôi mới đến đây thì thằng quản gia khi nãy đã gọi tôi là ông chủ, nhưng tôi đâu ngờ mình đã bị hắn lừa gạt, hắn đưa tôi vào con đường trụy lạc, ăn sài hết toàn bộ số tiền của cha tôi cho, và hắn đã trả ơn tôi bằng cách giới thiệu tôi chăn heo tại đây. Nói đến đây thì Si-môn ngồi bệt xuống đất trong tuyệt vọng.
Nãy giờ thằng A-bên ngồi lắng nghe hết câu chuyện rồi mới lên tiếng hỏi: tại sao anh vẫn còn ngồi đây? câu nói của thằng A-bên làm cho thằng Si-môn đứng bật dậy vì tưởng tên quản gia lạy đến, nhưng A-bên cũng đứng dậy và nắm áo Si-môn và nói: tôi thì không còn cơ hội để làm lại nhưng anh thì khác, tại sao anh không mau quay về xin lỗi cha của anh? anh muốn mình sẽ ân hận cả đời như tôi hay sao? Nghe bạn nói như vậy, Si-môn như người vừa được kéo lên khỏi vực thẳm, nó vội đứng dậy và hét lớn, đúng vậy, cảm ơn anh A-bên, tôi sẽ về xưng tội cùng cha tôi, vì tôi đã phạm điều răn của Chúa và phạm lỗi với cha tôi, tôi chỉ xin cha nhận tôi làm tôi tớ thôi thì tôi cũng sẽ rất vui mừng. Nói đoạn, Si-môn chia tay với bạn và ra đi như chạy vì sợ sẽ không còn kịp.
Đi được một đoạn xa, Si-môn như quên một điều gì đó rồi nó quay trở lại trang trại… thấy thằng A-bên đang cuối xuống chà rửa cho mấy con heo là công việc mà đúng ra nói phải làm, Si-môn đến bên cạnh và vỗ lên vai bạn, thằng A-bên giật nẩy người vì tưởng là thằng quản gia, nói quay lại thấy không phải là tên quản gia mà là Si-môn nó trố mắt và ngạc nhiên hỏi: tại sao anh lại quay lại làm gì? Thằng Si-môn từ tốn trả lời: cha tôi có một trang trại rất lớn, tôi tin là ông ấy sẽ cần một người đầy tớ tốt như anh. Thằng A-bên đá vào hong con heo đang đứng làm nó kêu lên một tiếng lớn… Cả hai thằng bạn cùng rời khỏi trang trại và lên đường tiến về Si-ôn. Hết.
BÀ NÓI VẬY CŨNG ĐÚNG (P.1)
Đã cập nhật: 14 thg 7, 2021
Truyện ngắn của Tôn Cao Thiên
Trên đường từ nhà thờ trở về nhà, ông Hòa nhớ lại những ngày Thanksgiving thật ấm áp và hạnh phúc, đó là những năm tháng khi gia đình ông mới đến Mỹ. Cứ miên mang hồi tưởng lại những ngày tháng cũ mà ông đã về đến nhà khi nào không hay. Sau khi đậu xe, ông Hòa mở cửa bước vào nhà, trước khi bước vào nhà ông Hòa quay đầu lại nhìn người đàn ông homless đang ngồi phía dưới gốc cây trước nhà xe của ông; nhìn vào bên trong phòng ăn thì bửa ăn tối trong ngày Thankgiving được chuẩn bị sẵn sàng. Tuy gia đình ông Hòa không ai thích món gà tây, nhưng vì là “truyền thống” nên năm nào bà Hòa cũng làm một con gà tây hấp với các loại rau quả rất hấp dẫn, nhưng luôn kèm theo những món ăn Việt Nam như phở hay bún bò Huế.
Ông đi cầu nguyện về rồi đó hả? Bà Hòa lên tiếng khi thấy chồng vừa bước vào nhà. Ông Hòa trả lời, uhm, tôi mới về tới; năm nay lạnh hơn mọi năm bà hả! Ông Hòa càm ràm cho có lệ, chứ thật ra ở cái thành phố Olympia này thì năm nào cũng lạnh và mưa gió cả đêm lẫn ngày. Thôi ông ngồi vô bàn đi, tôi gọi mấy nhỏ ra rồi mình bắt đầu, tụi nhỏ nảy giờ cũng đang sốt ruột đợi ông về đó; bà Hòa mời chồng vào bàn ăn bằng cái cách nói “trách cứ” cố hữu của mình. Ông Hòa cũng đã quen với cách nói của vợ mấy chục năm rồi, nên ông cũng không trả lời hay giải thích gì thêm.
Khi nghe bà Hòa gọi thì các con ông Hòa mỗi đứa từ trong phòng riêng của chúng bước ra và đi tới phòng ăn: Thằng Trí là con trai đầu đang ngồi kế bên ông Hòa, Trí có một đứa con trai là Thức, Thức đến ngồi kế bên ba của nó, kế bên Thức (cháu nội ông Hòa) là con Hạnh em kế của Trí, còn Dung là con gái út thì ngồi kế bên bà Hòa. Sau khi cả nhà đã gồi vào bàn ăn. Như thường lệ, ông Hòa uhmum! Như muốn lấy giọng rồi ông lên tiếng: ba rất vui vì tất cả các con có mặt trong ngày lễ Tạ ơn năm nay; bây giờ thằng Trí, con là con lớn trong nhà, con có điều gì muốn tạ ơn Chúa trong năm qua không con?
Trí tỏ ra bực bội vì nghĩ rằng ông Hòa sẽ cầu nguyện rồi ăn thôi; trong vài giây im lặng, Trí tỏ ra cương quyết, bỏ đủa xuống bàn và nói: con nghĩ không có gì phải tạ ơn ai cả ba àh! tất cả mọi thứ mình có được là do mình cực nhọc làm ra chứ có Chúa nào cho mình đâu! Ba thấy đó, nước Mỹ này chỉ có những người đi nhà thờ mới cảm thấy mang ơn Chúa, nhưng nước Mỹ này có được 10 phần trăm người đi nhà thờ, vậy còn lại 90% người Mỹ đâu có cần mang ơn Chúa mà họ vẫn thành công, giàu có vậy ba! Bà Hòa tuy rất đồng tình với Trí, nhưng bà cũng lên tiếng umhum! Hai lần để ra hiệu cho Trí phải dừng lại. Riêng ông Hòa thì không tỏ thái độ bất thường nào, và nói: uhm, con nói vậy cũng đúng.
Sau đó, ông Hòa nhìn sang Thức là cháu nội của ông và hỏi: còn con thì sao, con có điều gì tạ ơn Chúa không Thức? Thức tuy sinh ra ở Mỹ nhưng cũng nói được tiếng Việt, nhất là mỗi khi nói chuyện với ông bà nội. Thức tỏ ra rất thích thú khi được ông Hòa đặt câu hỏi cho mình. Thức ngồi thẳng lưng lên, và đưa hai tay ra phía trước, dừng lại một vài giây, thức tỏ ra như một ông thầy giáo đang cố dùng từ ngữ sao cho thích hợp để học trò có thể hiểu một phạm trù ngoài khả năng hiểu biết của họ. “Ông nội, Thanksgiving đó, không phải là mình cảm ơn Chúa đâu, mà mình phải cảm ơn con tây-gà đó”, tại vì cô giáo con nói: khi mà mấy Pilgrim people đến Mỹ đó, nói đến đây, Thức dừng lại và nhìn ông Hòa rồi hỏi: mà ông Nội có biết Plilgrim people là ai không? Ông Hòa trả lời: uhm, có phải là “boat people” không con? Oh Yeah, something like that, Thức trả lời với ông Hòa. Thức nói tiếp: Ok, thì mấy cái người Pilgrim đó rất là đau-bụng vì không có cái gì ăn, nhưng mà mấy con tây-gà ỉa mấy cái trứng ra cho họ ăn, cho nên họ biết ơn con tây-gà đó ông Nội. Đến lúc này thì mọi người không còn nhịn được cười, riêng ông Hòa thì không thể hiện phản ứng gì, và ông nói: uhm, cháu nói vậy cũng đúng.
Biết đến lược mình, Hạnh lấy tay ra khỏi miệng, vì Hạnh phải bụm miệng lại để không cười ra thành tiếng khi nghe Thức giải thích về lễ Thanksgiving. Ông Hòa đợi Hạnh trở lại trạng thái bình thường và hỏi: con có điều gì tạ ơn Chúa không Hạnh? Hạnh như đợi đến lược mình được hỏi, và liền trả lời: Mục sư lúc nào cũng nói: Chúa thành tín lắm, “hãy xin thì được”, nhưng con thấy Chúa đâu có nghe lời cầu nguyện của con đâu mà cảm ơn Chúa! Hạnh nói có vẻ như oán trách Chúa, nhưng bà Hòa thì biết là Hạnh đang muốn trách ai! Hạnh nói tiếp, đó, ba thấy đó, con cầu nguyện xin Chúa chiếc xe mới để đi học mà có được đâu; mọi người đều nhìn Hạnh vì biết rõ Hạnh đã muốn ông bà Hòa đi down cho Hạnh chiếc xe mới mặc dầu Hạnh đang sở hữu một chiếc xe khá tốt. Tuy nhiên, ông Hòa thì cũng không tỏ ra thái độ gì và nói: uhm con nói vậy cũng đúng.
Đến lúc này, ông Hòa quay sang bà Hòa và hỏi: còn mẹ mấy đứa, em có gì cảm ơn Chúa không? Bà Hòa nhép miệng cười, hai tay khoanh trước ngực, đôi mất nhìn xuống và trả lời ông Hòa: tôi không có điều gì cảm ơn Chúa hết, mà tôi chỉ có điều trách Chúa mà thôi. Ông Hòa hỏi lại: sao bà lại nói vậy? Bà Hòa nói tiếp: thì đó, Chúa là Đấng giàu có mà, phải không? vậy tại sao Chúa để Hội Thánh nghèo vậy? (Bà Hòa nói đến đây thì mọi người nhìn bà như đang chờ xem bà Hòa làm một nhà hùng biện vô thân chứng minh Đức Chúa Trời không hiện hữu.) Hội Thánh, hôm nay thì kêu gọi dâng hiến làm cái này, ngày mai thì kêu gọi dâng hiến làm cái kia, tiền, tiền, lúc nào cũng muốn tiền; tôi đâng hiến mỗi tuần $5, một tháng cũng hết $20 rồi, vậy mà lúc nào cũng nghe kêu gọi dâng tiền. Ông Hòa lên tiếng: uhm, bà nói cũng đúng.
Từ đầu đến giờ giờ, Dung ngồi im lặng, tuy đôi mắt vẫn mở nhưng có lẽ Dung đang cầu nguyện trong lòng. Không cần đợi ông Hòa hỏi, Dung cũng biết đến phiên mình, vì Dung là người sau cùng trong nhà chưa lên tiếng. (Dung đứng lên hiên ngang như một như một nhân chứng đang đứng trước một cử tọa vô tín.) Dung nói: thưa má, con rất đau lòng khi nghe má nói như vậy! sao má lại tính toán với Chúa khi mỗi tuần má chỉ dâng hiến có $5, con nghĩ nó còn ít hơn là tiền tip mà má cho người hầu bàn mỗi khi đi ăn phở. Dung nhìn sang Trí, anh Hai, em còn nhớ, khi anh mới ra trường, anh đã nhờ mục sư cầu nguyện để anh có việc làm, và Chúa đã nhậm lời, nhưng từ khi anh có việc làm thì anh không đi nhà thờ và tự phụ về những gì mà anh đạt được, anh có nghĩ rằng: Chúa ban cho thì Ngài có thể lấy lại không? Còn chị ba, Dung nhìn vào Hạnh đang ngồi đối diện với mình và nói tiếp: trong khi mọi người phải đi xe bus còn chị thì đi xe hơi mà chị vẫn không biết ơn Chúa, chỉ có nghĩ rằng: chính vì chị không biết ơn Chúa nên Ngài chưa ban xe mới cho chị không? chị có thấy người homeless ngoại kia không? Ông ta là người Mỹ trắng còn không có đôi giầy để mang, căn phòng để ngủ; còn chúng ta, đến từ một nơi xa lạ, nhưng Chúa ban cho chúng ta tất cả mọi thứ như ngày hôm nay, vậy mà chúng ta lại không biết ơn Chúa. Nói xong, Dung cầm phần ăn của mình bước ra ngoài đường và đi đến chổ của người homeless.
Trong khi Dung đang bước ra ngoài thì phone của Trí reo, Trí như có được lý do để bước ra khỏi bầu không khí nặng nề; Trí: alô, biên kia đầu giây là Tuấn, bạn cùng hảng với Trí, mặc dầu Trí không mở speaker nhưng không khí im lặng đến nỗi mọi người đều nghe được giọng của Tuấn bên kia đầu dây: mầy có nghe tin gì chưa? Không đợi cho Trí trả lời, Tuấn nói tiếp: Công ty mình vừa mới ký hợp đồng với một công ty IT của Ấn-độ. Trí bực dọc trả lời, vậy thì có liên quan gì đến tao. Tuấn cũng bực mình và lơn tiếng: Đúng rồi, nói không liên quan đến mầy và cả tao nữa, bởi vì tất cả những thằng lương bậc ba trong công ty đều sẽ bị sa thải. Trí hỏi lại: mầy nói như vậy là có ý gì? Nghĩa là tao và mầy đều bị layoff, Tuấn trả lời rồi cúp máy, tuy nhiên Trí vẫn alo, alo, mầy nói vậy thì căn nhà và cái xe tao mới mua… sẽ thế nào? nói đoạn, Trí ngồi phịt xuống ghế thẩn thờ như người mất hồn.
Trong lúc mọi người chưa kịp lên tiếng an ủi hay hỏi thăm Trí về cuộc nói chuyện vừa rồi thì phone của bà Hòa reo liên tục. Bà Hòa bắt phone, bên kia là giọng con Út từ Việt Nam, bà Hòa gằn giọng, giờ này là mấy giờ ở bển mà mầy gọi sớm vậy Út. Bên kia đầu dây, dì Hai ơi, hết rồi dì Hai ơi, bà Hòa lấy giọng bình tỉnh hỏi lại: mà chuyện gì? Mầy nói hết là hết cái gì hả? Bên kia đầu dây, con Út vừa khóc vừa nói: dì Hai ơi, căn nhà của di Hai bị người ta giải tỏa rồi, họ đang cho xe ủi sập rồi nè dì Hai ơi. Bà Hòa buôn rơi cái phone trong tay và ngồi xụp xuống ghế, miệng lẩm bẩm, hết rồi, hết rồi, tiền của tôi bao nhiêu năm giành dụm gửi về Việt Nam xây nhà… bây giờ hết rồi ông ơi! Ông Hòa vẫn không thay đổi thái độ và nói: uhm, bà nói vậy cũng đúng!
BÀ NÓI VẬY CŨNG ĐÚNG (P.2)
Đã cập nhật: 14 thg 7, 2021
Truyện ngắn của Tôn Cao Thiên
Truyện Ngắn: Bà Nói Vậy Cũng Đúng (Phần II
Một năm sau….
Sau khi bị mất việc làm, Trí trở lại với Hội Thánh, thường xuyên đi thờ phượng và tham gia vào ban tráng niên của Hội Thánh. Ba tháng sau, Chúa cho Trí có công việc làm mới, từ đó Trí rất yêu mến Chúa và sốt sắng trong mọi công việc nhà Chúa.
Đời sống đức tin của Hạnh thì ngày càng sa sút, nhất là từ khi Hạnh quen bạn trai là một người ngoại. Hạnh không còn đi nhà thờ, không tham gia ban thanh niên, và luôn phản ứng rất tiêu cực mỗi khi ông Hòa hay Trí nhắc nhở Hạnh vể đức tin.
Dung thì đã vào đại học, tuy ở xa nhà, nhưng Dung cũng thường xuyên tranh thủ về thăm gia đình, nhất là vào những ngày lễ quan trọng trong Hội Thánh. Dung cũng tham gia hội Sinh viên Cơ-đốc tại UW; trong môi trường đại học, nhưng Dung cũng đã đưa được nhiều người bạn đến với Chúa Giê-su qua hội Sinh viên Cơ-đốc mà Dung đang là một thành viên.
Còn bà Hòa, sau vụ mấy căn nhà của bà tại Việt Nam bị chính quyền ủi sập thì bà trở nên gắt gỏng với mọi người trong nhà, nhất là đối với ông Hòa. Bà Hòa không còn đi nhà thờ và luôn lánh mặt mỗi khi có ai đó trong Hội Thánh đến thăm viếng. Bà luôn tìm mọi cách để gây gổ và kiện cáo ông Hòa, điều này khiến cho ông rất đau buồn.
Không biết có phải vì sự bất hòa giữa ông Hòa và vợ kéo dài xuốt một năm qua hay không? Nhưng sức khỏe của ông dạo này rất tệ; ông thường ho khan, đôi lúc cảm thấy đau nhói ở lòng ngực, ông không còn cảm thấy thèm ăn và xuống cân rất nhiều. Tuy sức khỏe của ông không tốt, nhưng ông vẫn thường xuyên đi cầu nguyện, hầu như ông không hề vắng mặt trong mọi buổi thờ phượng và các lớp học Kinh Thánh của Hội Thánh.
Trước đêm Giáng sinh…
Căn phòng không mở đèn, nhưng ánh sáng chớp tắt của những chiếc đèn Giáng sinh trên cây Nô-en làm cho căn phòng trở nên ảm đạm. Ông Hòa đang ngồi đọc Kinh Thánh trên chiếc ghế sofa trong phòng khách, nhưng có vẻ như ông đang chờ đợi một điều gì đó, cứ vài phút thì ông ngước mắt nhìn lên cái đồng hồ đang treo phía trên đầu cái TV trong phòng khách; lúc này mới có 4:30 chiều mà bên ngoài trời đã tối đen, và mưa pha lẫn với tuyết vẫn cứ rơi đều đều, vì đó căn bệnh cố hữu trong mùa đông của cái thành phố Olympia này. Ông Hòa đang nôn nóng chờ đợi Dung về để cùng đi dự lễ Giáng sinh với ông vào tối hôm nay. Đồng thời, ông cũng đang đợi cuộc gọi của bác sĩ Hương để cho biết về kết quả khám nghiệm sức khỏe của ông vào tuần trước. Nhưng thật ra, điều khiến ông phải bồn chồn chờ đợi nhiều nhất chính là bà Hòa, bởi vì cả ngày hôm nay, ông Hòa cứ suy đi nghĩ lại những câu nói mà ông đã xếp đặt trong đầu, mà ông sẽ nói với bà Hòa để mời bà đi dự lễ Giáng sinh với ông; mặc dầu bà Hòa đã không còn đi nhà thờ trong xuốt một năm qua, và bà rất gắt gỏng mỗi khi ông Hòa nói đến hai chữ Hội Thánh.
Ông Hòa đặt quyển Kinh Thánh trên đùi, và chăm chú nhìn những chiếc đèn giáng sinh đang chớp tắt trên cây thông, không biết ông đang suy nghĩ điều gì, nhưng gương mặt ông thoáng hiện lên một nét đâm chiêu sâu lắng. Bỗng nhiên, cơn ho lại kéo đến và đưa ông ra khỏi dòng suy tư của mình, hò hò…; Trí từ trên lầu bước xuống cùng với con trai là Thức, Trí tỏ ra quan tâm và hỏi: uhm, ba, ba có sao không? Mà sao lúc này con thấy ba hay ho quá vậy? tuy nói vậy, nhưng Trí có vẻ như không nhìn vào ông Hòa mà tiến thẳng đến chổ để giầy gần bên cửa chính, vừa nói Trí vừa cuối xuống mang giầy vào chân; ông Hòa cố gắng lắm mới cắt được cơn ho và trả lời: uhm, không sao đâu con, vì trời lạnh ba hay ho chút thôi. Trí trả lời: uhm, vậy chút nữa Dung nó về đưa ba đi, ba nhớ mang khăn choàng cho ấm nha, con phải đi trước để tổng dợt chương trình. Uhm, con đi đi, lái xe cẩn thận nha con, ông Hòa nói với theo. Trí vừa đóng cửa vừa trả lời: dạ, con biết rồi ba.
Trí vừa rời khỏi được vài giây thì Hạnh từ trên lầu đi xuống, Hạnh ăn mặc rất hở hang, tay cầm điện thoại, miệng thì luôn cười tình, thỉnh thoảng lại cười lớn tiếng, gương mặt thì tỏ vẻ sung sướng như đang được một ai đó khen tặng. Ông Hòa tưởng Hạnh cũng chuẩn bị để đi đến nhà thờ, điều này khiến lòng ông Hòa rất vui, bở ông nghĩ: ít ra thì đến ngày lễ quan trọng như hôm nay thì Hạnh cũng còn nhớ đến Chúa. Đợi Hạnh cúp phone này giờ, mà Hạnh cứ đi qua đi lại trong phòng và vẫn còn nói chuyện phone với ai đó, ông Hòa sốt ruột đành lên tiếng: Hạnh ah, đi nhà thờ, con ăn mặc cho kính đáo một chút nha con, trời cũng lạnh, con mặc thêm chiếc áo ngoài đi con. Miệng đang tươi cười, nghe ông Hòa nói vậy, Hạnh thay đổi nét mặt và gằn giọng trả lời với ông Hòa: Ba nói đúng đó, môi trường của nhà thờ không có thích hợp với con đâu, cho nên con không có đến đó đâu mà ba lo. Hạnh không cần đợi cho ông Hòa nói thêm câu nào thì liền đi như chạy đến bàn cầm lấy túi sách rồi bước vội ra cửa.
Khi Hạnh vừa đóng của lại, thì một làn hơi lạnh bay vào nhà khiến ông Hòa rùng mình vì cảm thấy ớn lạnh, ông cảm thấy như có một luồng điện chạy phía sau xương sống của mình. Cùng với cảm giác ớn lạnh là một cơn đau nhói nơi lòng ngực; chính câu trả lời của Hạnh như một thùng nước lạnh đã tạt vào ông Hòa. Ông đưa tay phải lên vò vò trên ngưc trái như cố đẩy cơn đau ra khỏi lòng ngực của mình. Vừa lúc đó thì: reng, reng, reng... ông Hòa đưa tay lấy chiếc điện thoại từ trong túi áo ra mà tay ông rung rung, nét mặt thì ẩn hiện nét gì đó pha lẫn giữa mừng và lo. Ông Hòa bấm vào nút trả lời, nhưng ông phải dừng lại vài giây để hít một hơi thật sâu rồi thở ra thật mạnh, giường như ông muốn được chuẩn bị sẵn sàng để nghe một tin tức quan trọng.
Alo, bên kia đầu dây; dạ có phải ông Hòa không? Tôi là bác sĩ Hương đây! Ông Hòa từ tốn, dạ, tôi đây thưa bác sĩ. Bên kia đầu dây im lặng trong vài giây, thưa bác, hôm nay bác cảm thấy thế nào? Ah, tôi vẫn vậy thưa bác sĩ! Bác có uống thuốc theo toa tôi đã cho bác hôm trước không? Dạ, có thưa bác sĩ.
Những câu hỏi dạo đầu này của bác sĩ khiến ông Hòa càng sốt ruột và lo lắng hơn, nên khi bác sĩ chưa kịp hỏi câu tiếp theo thì ông Hòa đã cắt ngang và hỏi: xin bác sĩ hãy cho tôi biết kết quả khám nghiệm sức khỏe của tôi thế nào rồi thưa bác sĩ?
Uhm hùm, bác hãy bình tỉnh và đừng quá xúc động sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, Dạ, tôi biết, tôi không sao đâu, bác sĩ cứ nói, ông Hòa trả lời bác sĩ Hương. Bên kia đầu dây, bác sĩ Hương trả lời ông Hòa chậm và rõ từng chữ một: Kết quả cho thấy, bác đã bị ung thư phổi ác tính thời kỳ cuối, đồng thời bác bị suy tim cấp tính.
Tuy ông Hòa đã có chuẩn bị tinh thần cho một điều tồi tệ nhất, nhưng ông không mong đợi một kết quả quá bi thảm như vậy! mặc dầu những chiếc đèn giáng sinh trên cây Nô-en vẫn chớp tắt, nhưng trước mắt ông giờ đây mọi thứ như tối đen.
Bác có câu hỏi gì không? Câu hỏi của bác sĩ Hương đã kéo ông Hòa trở lại với thực tại! Ông Hòa im lặng vài giây rồi lấy hết can đảm hỏi bác sĩ Hương: như vậy, tôi còn sống được bao lâu thưa bác sĩ? Uhm hum, theo sách vỡ thì có nhiều bệnh nhân vẫn sống đến ba tháng đó thưa bác, nhưng phép lạ cũng thường xảy ra đấy bác! Bác sĩ Hương nói như cố muốn trấn an bệnh nhân của mình. Vâng, cảm ơn bác sĩ, tôi tin vào phép lạ thưa bác sĩ. Hai chữ “phép lạ” của bác sĩ Hương đã kéo ông Hòa ra khỏi bóng tối của lo lắng và trở lại với ánh sáng của đức tin nơi Chúa Giê-su. Trước khi cúp máy, bác sĩ căn dặn: bác không được để bị xúc động về tâm lý, nếu có gì thì bác phải gọi 911, và nhớ đến tái khám vào tuần sau.
Sau khi nói cảm ơn và tạm biệt bác sĩ Hương. Ông Hòa vội vã đứng lên, đi đến bên chiếc bàn ăn, theo thói quen ông ngồi vào chiếc ghế mà ông vẫn thường ngồi mỗi ngày, ông vội vã đến nỗi quên mở đèn và cấm cúi viết điều gì đó trên một tờ giấy trắng.
Thình lình, cánh cửa chính bật mở, bà Hòa đã đi làm về; ông Hòa vội vã xếp tờ giấy đang viết dỡ vội đút vào túi áo. Bà Hòa thì không thấy mọi cử chỉ của ông Hòa, bởi vì bà không màng nhìn đến ông Hòa, bà đưa tay bật công tắc đền, và càm ràm: bộ ông bận đến nỗi không có thời gian để mở đèn lên hay sao? Bên trong, bên ngoài đều tối thui, không thấy đường thấy xá gì cả, chút nữa là tôi vấp té ở ngoài rồi! đi làm thì thôi, về đến nhà là bực cái mình.
Uhm, hum, ông Hòa lấy giọng bình tỉnh, và từ tốn hỏi: bà ăn cơm nha? tôi dọn cơm rồi tôi với bà cùng ăn chung; ông Hòa muốn tỏ ra tính quan trong nên nói tiếp: tôi cũng thấy đói nãy giờ nhưng chờ bà về rồi ăn luôn. Tuy nói vậy, nhưng ông Hòa biết rõ là mình đang nói dối, vì hiện tại ông không còn cảm thấy đói một chút nào. Bà Hòa trả lời: ai biểu ông chờ tôi làm cái gì? Có khi nào tôi ăn chung đâu mà ông chờ với đợi! Đi làm mệt, về nhà thấy mặt ông tôi không còn muốn ăn với uống cái gì hết! Bà Hòa nói tiếp: tôi tưởng ông đi nhà thờ rồi, để tôi về nhà môt mình cho nó yên tỉnh một chút, vậy mà! Bà Hòa bỏ dỡ câu nói! Ông Hòa rất mừng vì tự nhiên bà Hòa lại nhắc đến chuyện đi nhà thờ, cho nên ông nghĩ đây là cơ hội tốt để mời bà Hòa đi dự lễ Giáng sinh. Uhm hùm, thì tôi đợi bà về ăn chút gì rồi tôi với bà cùng đi nhà thờ luôn, thì bà cũng biết, Giáng sinh.., bà Hòa không đợi cho ông Hòa nói hết câu thì bà lớn tiếng: thôi đủ rồi, tôi mệt mỏi lắm, đừng có nói đến hai chữ nhà thờ với tôi, đừng có nói là Giáng sinh, cho dầu là đám tang của ông thì tôi cũng không có đến nhà thờ đâu cho ông hay. Nói đến đó, bà Hòa cầm cái túi xách, mở của đi ra ngoài, bà đóng cánh cửa lại thật mạnh như để trút sự tức giận lên nó, rồi bà phóng xe ra đường lao đi như muốn chạy trốn.
Ông Hòa đứng yên bên chiếc bàn ăn mà đôi dòng nước mắt rơi trên hai gò má, một luồng điện nóng chạy từ ngực trái của ông lên đến đỉnh đầu, hai hàm rằng ông như có một sợ dây đang siết chặt chúng lại với nhau, đôi mắt ông không còn thấy được ánh đèn đang chớp tắt trên cây Nô-en, một bóng đen bao phủ trước mắt ông, rồi ông ngã xuống trên sàn nhà.
Ba, ba, ba làm sao vậy? Dung vừa mở cửa bước vào nhà thì đã thấy ông Hòa nằm bất động trên sàn nhà. Dung dùng hai tay lắc mạnh cách tay ông Hòa và thét lớn tiếng, ba, tỉnh dậy đi ba, dù Dung đã cô gắng nhưng ông Hòa vẫn bất động. Một vài phút sau khi Dung gọi 911 thì xe cứu thương đã đến, Dung cùng đi với ông Hòa đến bệnh viện. Trong khi những người lính cứu thương đưa ông Hòa lên xe thì tờ giấy trong túi ông Hòa rớt ra trên sàn nhà.
Trong khi bác sĩ cách ly ông Hòa trong phòng cấp cứu, Dung đã gọi điện cho bà Hòa và Trí, nhưng không ai trả lời; bà Hòa thì thấy số phone của Dung, nhưng bà đang giận ông Hòa nên không trả lời, còn Trí không bắt điện thoại vì đang lo tổng dợt chương trình với mọi người tại nhà thờ.
Dung gọi cho Hạnh, khi điện thoại reo thì Hạnh cùng bạn trai đang láy xe đi chơi xa, Hạnh bắt điện thoại với vẻ bực bội, không đợi Dung lên tiếng; Hạnh nạt vào phone, em gọi chị làm gì? Chị đã nói là chị không có đi nhà thờ nhà thánh gì hết, ok? Đợi ít giây mà vẫn không thấy Dung trả lời, khiến Hạnh hơi tò mò nên không cúp máy ngay, alo, alo, sao em gọi mà không nói chuyện hả? Bên kia là tiếng của Dung rung rung khóc, em gọi cho má, cho anh Hai mà không được, chị ba ah, ba mình đang cấp cứu ở bệnh viện, không biết tánh mạng của ba có qua khỏi hay không, chị ba ah, nói đến đó, Dung òa khóc như một đứa bé đang ở giữa chợ bị lạc mất cha mẹ.
Láy xe đi một vòng, bà Hòa quay trở về, khi về đến nhà bà Hòa hơi ngạc nhiên vì một chiêc xe cứu hỏa cùng với vài người lính cứu hỏa vẫn còn đang ở trước sân nhà. Mở cửa bước vào nhà bà không thấy ai trong nhà, bà thở ra một hơi dài và cảm thấy hài lòng. Khi bước đến phòng ăn bà vô tình bà đạp lên tờ giấy đã rơi ra khỏi túi áo của ông Hòa khi nãy. Bà Hòa cuối xuống cầm tời giấy lên với giọng càm ràm: đó, vậy đó, làm sao mà biểu mình không bực mình, đi làm về mệt rồi mà đến rác mình cũng phải nhặt nữa. Bà Hòa tiến đến thùng rác, định quăng tờ giấy vào thùng rác, nhưng có một điều gì đó, khiến bà Hòa mở tờ giấy ra xem, bà ngạc nhiên nhận ra những dòng chữ của ông Hòa. Bà nghĩ là ông Hòa muốn nói gì đó với bà trước khi đi nhà thờ, nên bà tiến đến bên ghé, gồi xuống và đọc: “Mình ah! Khi em đọc những giòng chữ này thì có lẽ anh đã về với Chúa. Chiều nay, bác sĩ vừa cho biết là anh bị ung thư phổi cấp tính thời kỳ cuối, và anh bị hoại tim không còn cách chữa trị; bác sĩ cho biết, anh có thể ra đi bất cứ lúc nào.” Đọc đến đây, bà Hòa không còn tin vào mắt mình, vì bà biết tính ông Hòa rất nghiêm túc, ông không thể nào đùa với bà trong mấy việc như vầy. Bà Hòa liên tưởng đến chiếc xe cứu hỏa khi nảy ba thấy đậu trước sân nhà, và bà biết chuyện gì đã vừa xảy ra! Bà Hòa lấy hết bình tỉnh để đọc tiếp những dòng chữ còn lại của ông Hòa. Anh xin em hãy tha thứ cho anh, vì trong thời gian qua anh biết là em buồn và lo lắng nhiều, vậy mà anh không thể chia sẻ và an ủi được cho em. Anh mong rằng, khi anh ra đi thì em phải biết tự lo lắng cho mình; em có biết không? Anh lúc nào cũng rất yêu em, yêu như ngày mà chúng ta đã hẹn hò lần đầu tiên. Anh còn có nhiều điều muốn nói...
Bà Hòa quỳ sụp xuống sàn nhà, hai tay ôm chặt lá thư vào lòng, với hai dòng nước mắt, bà lẩm bẩm cầu nguyện: Chúa ơi! Con đã đã biết lỗi của con rồi, dầu chỉ một lần, con xin Ngài hãy cho con được gặp lại chồng con để con có thể cùng đi đến nhà thờ với ông ấy dù chỉ một lần thôi, Chúa ơi!
Vừa dứt lời cầu nguyện, cánh cửa bật mở ra, trước mắt bà là ông Hòa đang ngồi trên xe lăn, Trí, Hạnh, Dung, và Thức cháu bà đều có mặt. Bà Hòa vội đứng dậy, chạy đến nắm tay ông Hòa, cả hai không nói gì nhưng những giòng nước mắt đã nói thay tất cả.
Trong vài giây phút yên lặng, Dung vội lên tiếng giải thích: khi con vừa bước vào nhà thì thấy ba nằm bất động trên sàn nhà, con gọi 911.
Trí liền tiếp lời Dung: con đang ở nhà thờ thì Hạnh nó vào nói ba đang bị cấp cứu nên con và cháu Thức lập tức theo Hạnh vào bệnh viện.
Hạnh cũng lên tiếng: bác sĩ nói, ba bị đột quỵ, nếu em Dung không về kịp lúc thì ba đã…, Hạnh ngừng lại và cố gắng lắm mới không khóc thành tiếng. Hạnh nói tiếp: nhưng khi ba tỉnh lại thì ba yêu cầu cho ba được xuất viện để về đi dự lễ Giáng sinh, vì ba nói: “ba có chết cũng muốn được chết trong nhà thờ chứ không muốn chết trong bệnh viện.”
Trí tiếp lời Hạnh, và ba phải ký giấy nếu có chết thì không được thưa kiện, và họ mới cho con đưa ba về đây đó má.
Bà Hòa cầm tay ông Hòa và nói: thôi được rồi, tôi sẽ cùng đi đến nhà thờ với ông. Ông hãy coi như khi nãy tôi không có nói gì nha ông! Bà Hòa liếc yêu chồng và nói: ông đó, cái gì ông cũng muốn hơn tôi thì ông mới chịu.
Ông Hòa, với vẫn với nụ cười và câu nói cố hữu của ông. Nhưng câu nói của ông bây giờ không còn tròn trịa như ngày nào: uhm, bà... nói bậy... cũng đúng
Thức đứng yên lắng nghe nãy giờ mới lên tiếng: hay quá! như vậy minh đi mau lên, còn 30 phút nữa là đến giờ rồi đó bà nội. Và con tin là Chúa Giê-su sẽ chữa lành bệnh cho ông nội.
Ông Hòa cố gắng đưa tay lên chỉ vào Thức và nói từ chữ: chàu…. nói... bậy… cung……đúng!